您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Shandong Taishan vs Chengdu Rongcheng, 18h35 ngày 2/4: Đối thủ yêu thích
NEWS2025-04-05 13:09:15【Thể thao】1人已围观
简介 Hư Vân - 02/04/2025 04:35 Nhận định bóng đá g lịch âm lịchlịch âm lịch、、
很赞哦!(5593)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Naft Misan vs Al Kahrabaa, 20h00 ngày 4/4: Khách ‘tạch’
- Black Friday dần mất sức hút
- Ngoài chức "Bộ trưởng", Elon Musk còn sở hữu con gà đẻ trứng vàng nào?
- Lịch thi đấu Viettel tại V
- Nhận định, soi kèo Jamshedpur vs Mohun Bagan, 21h00 ngày 3/4: Cửa dưới thất thế
- Cổ phiếu công ty Cường "Đô La" thoát sàn chóng vánh phiên sáng
- Muangthong dành cho thủ môn Đặng Văn Lâm đặc ân lớn
- Fitch nâng triển vọng tín dụng dài hạn của ACB lên "tích cực"
- Nhận định, soi kèo Petrocub Hincesti vs Milsami, 22h00 ngày 3/4: Đánh mất lợi thế
- UBND cấp tỉnh được cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Difai Agsu FK vs Karvan FK, 19h00 ngày 3/4: Sáng cửa dưới
Lãi kép và bài học làm từ thiện hàng tỷ USD ở tuổi 94 của Warren Buffett
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Huyền thoại đầu tư Warren Buffett vừa công bố kế hoạch chi tiết để phân chia khối tài sản khổng lồ trị giá 150 tỷ USD sau khi ông qua đời.
Tỷ phú Warren Buffett vừa công bố một bức thư gửi cổ đông. Trong đó, ông cho biết sẽ thực hiện đổi 1.600 cổ phiếu Berkshire Hathaway hạng A sang 2,4 triệu cổ phiếu hạng B (loại có ít quyền biểu quyết hơn).
Sau đó, 1,5 triệu cổ phiếu sẽ được quyên góp cho quỹ Susan Thompson Buffett Foundation mang tên người vợ đã mất của Buffett. 3 quỹ do các con của ông quản lý sẽ nhận mỗi nơi 300.000 cổ phiếu. Tổng cộng, lần này Buffett cho đi 1,2 tỷ USD.
"Tôi hiểu rõ 3 người con và hoàn toàn tin tưởng họ", ông khẳng định.
Vị tỷ phú năm nay đã 94 tuổi. Ông cũng tiết lộ rằng đã chọn 3 người ủy thác tiềm năng để quản lý các quỹ từ thiện trong trường hợp 3 người con là Susie (71 tuổi), Howard (69 tuổi) và Peter (66 tuổi) không thể tiếp tục công việc. Những người này trẻ và quen thân với các con của ông tuy nhiên danh tính của họ không được tiết lộ.
Năm 2006, ông ký cam kết cho đi, nhằm quyên góp 99% tài sản làm từ thiện. Theo Forbes, Buffett hiện sở hữu hơn 150 tỷ USD. Sau khi ông qua đời, các con của ông sẽ có 10 năm để cho đi toàn bộ phần tài sản còn lại. Họ phải thống nhất số tiền này phục vụ mục đích từ thiện nào.
Đến nay, ông đã quyên góp hơn 58 tỷ USD. Số tiền này được đưa vào nhiều quỹ khác nhau. Nhiều nhất là Bill & Melinda Gates Foundation với hơn 43 tỷ USD.
Tỷ phú Warren Buffett (Ảnh: Bloomberg).
Hồi tháng 6, Buffett đã sửa đổi di chúc. Sau khi ông qua đời, quỹ này sẽ không nhận được thêm tiền quyên góp. Thay vào đó, tài sản của Buffett chuyển vào một quỹ từ thiện mới do 3 người con của mình giám sát.
"Tác động thực sự của lãi kép diễn ra trong 20 năm cuối đời. Bằng cách không mắc sai lầm nào, giờ đây ở tuổi 94 tôi vẫn còn hoạt động với khoản tiết kiệm khổng lồ và có thể chuyển cho những người không may mắn ngay từ khi sinh ra", ông chia sẻ.
Warren Buffett đã lãnh đạo công ty đầu tư Berkshire Hathaway từ năm 1965. Ông hiện sở hữu 14,4% cổ phần công ty này.
Với vị thế khổng lồ tại Berkshire, việc bán ra cổ phiếu của ông Buffett có thể ảnh hưởng tới giá cổ phiếu Berkshire Hathaway. Buffett cũng dặn dò con cái nên phân phối cổ phiếu dần dần, theo cách không phản bội lòng tin đặc biệt mà các cổ đông Berkshire đã trao cho ông và Charlie Munger.
Theo Reuters, WSJ, CNN">Lãi kép và bài học làm từ thiện hàng tỷ USD ở tuổi 94 của Warren Buffett
Viettel vs SLNA (19h 5/5): Quế Ngọc Hải đối đầu đội bóng quê hương
Cổ phiếu liên quan ông Phạm Nhật Vượng ào ào tăng giá
Mai Chi
(Dân trí) - Diễn biến tăng giá của nhóm Vingroup giữa lúc thị trường điều chỉnh trên diện rộng. VHM và VIC là 2 mã đóng góp tích cực nhất cho VN-Index.
Thanh khoản thị trường tiếp tục bị bóp mạnh trong phiên sáng nay (11/12). Khối lượng giao dịch toàn sàn HoSE chỉ còn 297 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 6.387 tỷ đồng; con số này trên sàn HNX là 33 triệu cổ phiếu tương ứng 635 tỷ đồng và trên UPCoM là 14 triệu cổ phiếu tương ứng 183 tỷ đồng.
Dù được kéo bởi một số mã lớn nhưng với độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm, chỉ số VN-Index vẫn chấp nhận mức điều chỉnh nhẹ 1,06 điểm tương ứng 0,09% còn 1.123,38 điểm. HNX-Index giảm 0,77 điểm tương ứng 0,33% và UPCoM-Index giảm 0,32 điểm tương ứng 0,38%.
Sàn HoSE có đến 310 mã giảm giá so với 169 mã tăng trong khi trên quy mô toàn thị trường, số mã giảm là 493 mã so với 327 mã tăng.
Top cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index sáng nay (Nguồn: VDSC).
11 mã trong rổ VN30 tăng giá. Trong đó, nhóm cổ phiếu "họ Vin" được giao dịch sôi động và tăng giá mạnh mẽ: VHM tăng 3,2%; VIC tăng 2,4% và VRE tăng 0,4%. Khối ngoại trong khi liên tục bán ròng trên quy mô toàn thị trường thì đã mua ròng tại VIC sáng nay.
Với diễn biến tích cực, VHM đóng góp 1,36 điểm và VIC đóng góp hơn 1 điểm cho VN-Index. Ngoài ra, trong VN30, MSN cũng tăng 2,1%; VNM tăng 1,9%; FPT tăng 0,7%; SHB, GVR, BVH, POW, GAS cũng đạt trạng thái tăng.
Phần lớn cổ phiếu mang tính thị trường cao đều bị chốt lời. Chẳng hạn, tại ngành ngân hàng, hầu hết mã điều chỉnh, song mức điều chỉnh không lớn. OCB, VPB, EIB, TCB, BID, STB, VCB, HDB… đều giảm giá.
Trong nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, EVF điều chỉnh mạnh nhất, mất 3,3%; VIX giảm 2,6% và khớp lệnh 22,2 triệu đơn vị; VDS giảm 1,8%.
Tại ngành bất động sản, trong khi nhóm Vingroup ngược thị trường thì nhiều mã điều chỉnh khá mạnh như PDR, CRE, DXG, QCG, DIG.
Mặc dù thị trường chứng kiến pha đột biến thanh khoản trong phiên 7/12 nhưng giới chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi. Theo đó, nhịp tăng của thị trường cần sự dẫn sóng của nhóm vốn hóa lớn. Đồng thời, hoạt động bán ròng của khối ngoại cũng là yếu tố mà giới đầu tư được khuyến nghị cân nhắc khi ra quyết định trong thời gian này.
">Cổ phiếu liên quan ông Phạm Nhật Vượng ào ào tăng giá
Nhận định, soi kèo Man City vs Leicester, 01h45 ngày 3/4: Khó thắng cách biệt
Eximbank chốt chuyển trụ sở ra Hà Nội, miễn nhiệm 2 phó chủ tịch
Thảo Thu và Nhật Quang
(Dân trí) - Đại hội cổ đông bất thường của Eximbank vừa miễn nhiệm ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Ngo Tony và chốt chuyển trụ sở ra Hà Nội.
Ngày 28/11, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán: EIB) đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường tại Hà Nội, với nhiều nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận.
Eximbank chuyển trụ sở chính ra Hà Nội
Tại đại hội, một cổ đông đã đặt câu hỏi về lý do Eximbank quyết định chuyển trụ sở chính từ TP.HCM ra Hà Nội. Trụ sở mới dự kiến sẽ nằm trong tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê do Tập đoàn Gelex đầu tư, một cổ đông lớn của Eximbank.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền Tổng giám đốc Eximbank, cho biết ngân hàng đã không tăng lượng khách hàng trong 10 năm qua, trong khi các ngân hàng khác đã mở rộng khắp cả nước. Ông Hải nhấn mạnh: "Chúng tôi mong muốn đưa thương hiệu Eximbank phủ kín toàn quốc, tăng độ nhận diện thương hiệu miền Bắc và phát triển các mảng kinh doanh khác ngoài tài chính".
Ông Hải cũng khẳng định việc chuyển trụ sở không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và kêu gọi cổ đông tin tưởng vào cơ quan pháp luật trong việc xử lý các thông tin lan truyền gây thiệt hại cho ngân hàng.
ĐHĐCĐ bất thường Eximbank diễn ra sáng 28/11 tại Hà Nội Ảnh: Cát Lam.
3 nhân sự bị miễn nhiệm lên tiếng
Trước thềm tổ chức đại hội, phía Eximbank đã nhận đề nghị bổ sung tờ trình từ một nhóm cổ đông nắm trên 5% vốn về việc miễn nhiệm 2 Phó chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Hồ Nam, nhà sáng lập Bamboo Capital và bà Lương Thị Cẩm Tú, từng giữ ghế Chủ tịch Eximbank. Ngoài ra, ông Ngo Tony, Trưởng Ban kiểm soát, cũng bị nhóm cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ Eximbank đề nghị miễn nhiệm.
Phát biểu, ông Nguyễn Hồ Nam cho biết bản thân đại diện hơn 10% vốn ngân hàng và "bất ngờ khi có nhóm cổ đông trên 5% đòi miễn nhiệm vì tôi tham gia thiếu cuộc họp HĐQT".
"Tôi đi công tác nước ngoài, có ủy quyền cho bà Tú tham dự thay. Nên lý do tham gia không đủ cuộc họp HĐQT là khiên cưỡng. HĐQT sau khi nghe tôi giải trình cũng không thẩm tra mà đưa vào nội dung họp.
Ngân hàng không chỉ phục vụ cho cổ đông, mà còn cho nền an ninh, minh bạch của quốc gia. Do đó sử dụng diễn giải không tuân thủ pháp luật, mang ý trù dập, loại bỏ người dám nói chính kiến ra khỏi HĐQT là tiền lệ nguy hiểm.
Tôi đang đại diện cho 10% cổ phần, là quyền bất khả xâm phạm, trong quá trình tôi làm việc ở Eximbank luôn hợp tác, tuân thủ pháp luật. Kính mong ĐHĐCĐ cân nhắc trước khi bỏ phiếu", ông Nam trình bày.
Sau ông Nam, ông Ngo Tony trình bày bản thân tiết kiệm cho Eximbank hàng nghìn tỷ đồng.
"Tôi thấy bên cạnh các mặt đã đạt được thì Eximbank đối mặt chất lượng tài sản giảm sút, thứ hai cấp tín dụng mới có một số việc cần phải làm thể hiện qua nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn", ông Tony Ngô nêu.
"Căn cứ nào xác định tôi có những ảnh hưởng nặng nề với ngân hàng? Căn cứ pháp lý thế nào? Không hiểu lý do gì mà HĐQT đồng ý đề nghị nhóm cổ đông này", ông Ngo Tony nói.
Bà Lương Thị Cẩm Tú sau đó phát biểu cho rằng bản thân không thuộc diện bị xem xét miễn nhiệm. "Tôi tham dự đầy đủ cuộc họp và không vắng mặt liên tục 6 tháng theo quy định. Khi nghỉ (4 cuộc họp vắng mặt) do đi công tác nước ngoài, đã báo cáo HĐQT và ủy quyền cho người khác tham gia", bà nói.
"Bản thân tôi đang giữ vai trò Chủ tịch Ủy ban quản lý rủi ro Ngân hàng nhưng bị xem xét miễn nhiệm liên quan đến nhóm lợi ích đang diễn ra tại Ngân hàng. Có dấu hiệu một số thành viên cố tình trì hoãn công tác quản lý rủi ro, thiếu minh bạch. Do đó, những đề nghị này vi phạm luật nhưng vẫn được đưa ra xem xét tại Đại hội. Đề nghị quý cổ đông cân nhắc", bà Tú phát biểu.
Kết quả biểu quyết (Ảnh: Cát Lam).
Trước các chất vấn của cổ đông, ông Nguyễn Cảnh Anh, Chủ tịch HĐQT Eximbank, khẳng định ngân hàng đã nhận tờ trình đề nghị bổ sung nội dung miễn nhiệm 3 người này từ các cổ đông sở hữu trên 5% vốn ngân hàng.
Theo Chủ tịch, các kiến nghị đều được lập thành văn bản, gửi trước ít nhất 3 ngày, đã xác minh tư cách cổ đông tại ngày có đơn kiến nghị. Vấn đề cổ đông đưa ra là miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát hoặc HĐQT thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ, do đó HĐQT đưa nội dung vào chương trình họp bất thường.
ĐHĐCĐ mới có thẩm quyền miễn nhiệm hay không các nhân sự có liên quan. Khi đã nghe ý kiến từ các bên, đề nghị cổ đông cẩn trọng, đưa ra biểu quyết.
Sau khi biểu quyết, các nội dung thay đổi địa điểm đặt trụ sở, miễn nhiệm ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Ngo Tony đều được thông qua.
Việc chuyển trụ sở, sau khi các cổ đông Eximbank đã đồng thuận, cần thêm quyết định thông qua của Ngân hàng Nhà nước.
">Eximbank chốt chuyển trụ sở ra Hà Nội, miễn nhiệm 2 phó chủ tịch
Cổ đông loạt ngân hàng đón tin vui cổ tức trước nghỉ lễ 2/9
Vĩ Quang
(Dân trí) - Trước nghỉ lễ 2/9, loạt ngân hàng vừa thông báo chốt quyền chia cổ tức. Theo đó, một đơn vị thông báo sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu lên tới 30%.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB, mã chứng khoán: OCB) vừa công bố ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% là ngày 30/8. Theo đó, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu mới.
OCB sẽ phát hành gần 411 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn phát hành là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2023. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của OCB dự kiến sẽ lên gần 24.658 tỷ đồng.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB, mã chứng khoán: MSB) cũng thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu vào ngày 29/8.
Câu chuyện chia cổ tức của doanh nghiệp, ngân hàng vẫn luôn là chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm (Ảnh: Mạnh Quân).
Ngân hàng này sẽ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại tính theo báo cáo tài chính kiểm toán tại ngày 31/12/2023 sau khi trích các quỹ theo luật định. Tỷ lệ phát hành là 30% trên tổng số cổ phần đang lưu hành, tương ứng người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 30 cổ phiếu mới.
Sau khi tăng vốn, tổng số lượng cổ phiếu MSB lưu hành sẽ là 2,6 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ mới đạt 26.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SSB) trước đó cũng công bố ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức và nhận cổ phiếu phát hành để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu là ngày 26/8.
Theo đó, SeABank sẽ phát hành 329 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 và phát hành thêm 10,3 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu tương đương tổng tỷ lệ gần 13,6%. Sau khi hoàn thành 2 đợt phát hành cổ phiếu trên, vốn điều lệ của SeABank sẽ tăng thêm 3.393 tỷ đồng, từ 24.957 tỷ đồng lên 28.350 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, mã chứng khoán: VIB) mới đây cũng đã thông báo ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng là 23/8.
Theo đó, VIB sẽ phát hành thêm gần 431,3 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương ứng tỷ lệ 17% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận thêm 17 cổ phiếu mới).
Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 4.312,6 tỷ đồng, nguồn phát hành là quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2023. Sau đợt phát hành trên, vốn điều lệ của VIB dự kiến sẽ tăng thêm gần 4.313 tỷ đồng.
Trước đó, nhiều ngân hàng khác như ACB, Nam A Bank, HDBank... cũng đã chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu ở mức cao trên dưới 25%.
">Cổ đông loạt ngân hàng đón tin vui cổ tức trước nghỉ lễ 2/9
Đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu
Thảo Thu
(Dân trí) - Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân, doanh nghiệp.
Tại tờ trình Chính phủ về xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, Bộ Tài chính đưa ra ý kiến cần bổ sung quy định về miễn, giảm thuế phù hợp với một số ngành, lĩnh vực để phù hợp điều kiện mới.
Bộ này đề xuất nghiên cứu miễn thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành. Trước đó, tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), doanh nghiệp cũng được đề nghị miễn thuế với hoạt động này.
Bộ cũng đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu xanh lần đầu sau khi phát hành và tiền lãi của trái phiếu này, để thể chế hóa các chủ trương định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng cường sự bao phủ của hệ thống an sinh xã hội và thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Bộ này đề xuất giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành để phù hợp với thực tiễn phát sinh.
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân, doanh nghiệp (Ảnh: Nhật Anh).
Bộ Tài chính cho biết, phát triển thị trường tín chỉ carbon là giải pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu về bảo vệ môi trường và tại Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020 đã có các quy định về tín chỉ carbon, cơ chế trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon cũng như đề ra chủ trương Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để khuyến khích phát triển.
Luật Bảo vệ môi trường cũng đã có quy định về trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành theo quy định của pháp luật về trái phiếu để huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường; Chủ thể phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu xanh được hưởng các ưu đãi theo quy định và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Thực tế, những năm gần đây, để thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng và đưa vào triển khai các chính sách nhằm thúc đẩy thị trường chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon, trái phiếu xanh nhằm khuyến khích bảo vệ môi trường thông qua việc giảm phát thải carbon, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
">Đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu